Giỏ hàng

Các thông số chi tiết của một chiếc máy chạy bộ mà bạn nên biết

Hiểu rõ được thông số chi tiết của một chiếc máy chạy bộ là vô cùng quan trọng.Điều này sẽ giúp cho bạn sử dụng thiết bị được hiệu quả hơn cũng như đạt kết quả tốt nhất trong việc tập luyện.
Máy chạy bộ là một thiết bị thông minh được chế tạo để phục vụ cho việc tập luyện với những bài chạy bộ thay thế phương thức chạy truyền thống.Chính vì thế máy chạy bộ cũng được trang bị rất nhiều tính năng hiện đại,và để sử dụng máy chạy bộ một cách hiệu quả nhất chúng ta cần nắm bắt những thông của thiết bị.
 
Cùng Shua Việt Nam tìm hiểu chi tiết hơn về những thông số có trên một chiếc máy chạy bộ để có thể sử dụng sản phẩm một cách tốt nhất ở bài viết dưới đây nhé!

I.Vì sao cần nắm rõ thông số của một chiếc máy chạy bộ

1.Thông số hiển thị trên bảng điều khiển

Việc nắm các thông số trên bảng điều khiển sẽ giúp cho bạn nắm bắt chính xác các thông tin về vấn đề tập luyện của bản thân. Từ đó định hướng đúng mục tiêu ban đầu được đề ra cho việc tập luyện.

Bên cạnh đó việc nắm rõ các thông số trên bảng hiển thị sẽ là cứu cánh cho bạn trong các trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như bạn chạy bộ quá sức, việc biết nút dừng khẩn cấp giúp cho bạn hạn chế bị chấn thương trong quá trình tập luyện đấy!

 

2.Thông số kỹ thuật của máy chạy bộ

Không đơn thuần là những con số, chỉ số kích thước máy chạy bộ còn có những ý nghĩa nhất định, là cơ sở để người mua có thể chọn được cho mình thiết bị phù hợp.

Khi sử dụng hoặc chọn mua những chiếc máy chạy bộ thì bạn cũng nên để ý đến các thông số kỹ thuật trên máy, từ đó có thể đưa ra được quy trình tập luyện thích hợp hoặc chọn mua được mẫu máy phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Trên thị trường có rất nhiều mẫu máy chạy bộ với kích thước khác nhau. Trước khi mua thì bạn nên chọn lựa những mẫu máy phù hợp với diện tích không gian tập luyện. Từ đó tăng hiệu quả tập luyện của bản thân một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó tuỳ theo thể trạng, kích thước của người sử dụng mà bạn cũng nên chọn những mẫu máy thích hợp. Chẳng hạn như bạn là một người thừa cân, do đó nên tránh chọn các mẫu máy tập có kích thước nhỏ.

Ngoài ra, kích thước máy còn giúp thể hiện ra loại máy đó có phù hợp cho bạn hay không. Những máy chạy bộ ở các phòng tập đa phần sẽ có kích thước lớn hơn so với các máy chạy bộ dành cho gia đình. Máy càng to thì giá trị của máy càng cao vì chịu được tải trọng người sử dụng cao hơn cũng như có nhiều tính năng hữu ích cho người dùng.

 

 

II.Các thông số hiển thị trên bảng điều khiển máy chạy bộ

1.Quãng đường
 
Là một thông số cơ bản không thể thiếu trên các máy chạy bộ, thường là tính theo đơn vị km đối với các máy tập được phân phối chính hãng tại Việt Nam. Một số máy chạy bộ khác sẽ hiển thị quãng đường với đơn vị là dặm, là quãng đường mà bạn đã đi hoặc chạy trên máy chạy bộ kể từ khi khởi động và tập luyện trên thiết bị.
 
2.Thời gian
 
Thông số thời gian sẽ báo cho người dùng biết đã đi hoặc chạy trên máy chạy bộ trong thời gian bao lâu kể từ lúc bắt đầu. Nhờ đó mà bạn đánh giá được bài tập đã kéo dài bao lâu trước khi kết thúc, hoặc còn bao lâu thì có thể chuyển sang những bài tập tiếp theo, giúp đốt cháy mỡ thừa một cách tốt nhất.
 
3.Lượng calo tiêu thụ
 
Đây cũng là một thông số tương đối quan trọng, và chỉ được đo đếm chuẩn xác khi bạn sử dụng máy chạy bộ hoặc các thiết bị thông minh hỗ trợ tập luyện. Thông số này cho biết lượng calo đã đốt cháy khi sử dụng máy chạy bộ, Nhờ nắm bắt được mức calo đã đốt cháy mà bạn có thể tính toán lượng thức ăn bổ sung, giúp cơ thể hồi phục nhanh sau khi tập luyện cũng như có được mức cân nặng như mong muốn.
 

 

4.Độ dốc

Độ dốc là một trong những tính năng tuyệt vời trên các mẫu máy chạy bộ. Thông số này thể hiện độ nghiêng giữa thảm chạy trên máy so với mặt đất. Độ dốc của máy sẽ rơi vào khoảng 0 cho đến 15%. Việc máy chạy bộ có tính năng chỉnh dốc sẽ giúp kích thích cơ chân đặc biệt là cơ mông dưới trở nên săn chắn và phát triển hơn.

5.Tốc độ

Đơn vị đo được máy chạy bộ sử dụng cho vận tốc chạy là km/h. Tốc độ của máy chạy bộ trên thị trường hiện nay từ 1km/h cho tới tốc độ cao nhất là 22km/h. Thông số này cho biết vận tốc của người tập luyện đang đạt được ở thời điểm mà máy hiển thị.
 
6.Bài tập hoặc chương trình tập
 
Thường thì bài tập chạy bạn đang áp dụng sẽ được hiển thị trên màn hình. Có nhiều chương trình chạy khác nhau được cài đặt sẵn, thường từ 8 – 12 chương trình, trong quá trình tập thì bạn có thể cài đặt một hoặc nhiều chương trình tập khác nhau trong cùng một buổi tập.
 
7.Nhịp tim
 
Thông số nhịp tim sẽ giúp cho bạn đánh giá được tình trạng tim mạch có đang ổn trong quá trình tập hay không. Bạn nên giữ mức nhịp tim ổn định để tránh tình trạng ép tim dẫn đến ngất xỉu. Thông số này được hiển thị trên màn hình khi bạn nắm vào 2 mảnh kim loại trên tay cầm của máy chạy bộ, bộ phận cảm biến của máy sẽ ghi nhận nhịp tim và hiển thị thông số này lên màn hình.

III.Một số thông số cần chú ý trên máy chạy bộ

1.Công suất động cơ
 
Động cơ sẽ là bộ phận cung cấp sức mạnh cho chiếc máy chạy bộ, động cơ bao nhiêu mã lực, môi trường sử dụng tại nhà hay phòng gym, lựa chọn như thế nào để phù hợp đều do công suất máy quyết định. Dựa vào nhu cầu để bạn có thể lựa chọn loại máy có động cơ phù hợp, nếu dùng cho gia đình, máy chạy bộ từ 2 HP đến 3HP đã có thể sử dụng tốt.
 

2.Độ rộng băng tải

Độ rộng băng tải hay còn gọi là vùng chạy, thông số này này quyết định đến sự thoải mái trong từng bước chân cho người dùng. Nếu độ rộng càng lớn thì bạn sẽ có được trải nghiệm thoải mái hơn trong từng bước chạy. 

Độ rộng băng tải càng cao thì giá tiền của máy càng cao do lúc này kích thước máy trở nên to và cồng kềnh hơn. Tuy vậy, một chiếc máy chạy bộ tầm trung từ 11 cho đến 15 triệu đồng là đã có vùng chạy tương đối rộng rãi từ 450 đến 500mm.

3.Vận tốc 

Đây là thông số thể hiện tốc độ nhanh nhất của máy trong khi người dùng luyện tập, vận tốc tối đa phụ thuộc vào sức mạnh động cơ, công suất máy và phần nào đó ở khả năng của người tập. Tuy nhiên, rất ít có ai sử dụng tốc độ lớn nhất để tập luyện, ngoại trừ vận động viên chuyên nghiệp.
 
4.Tải trọng tối đa
 
Con số này quy định trọng lượng tối đa khi người tập chạy mà máy có thể chịu được. Bạn nên để ý đến chỉ số này để máy chạy bộ có thể hoạt động bền bỉ theo thời gian cũng như đảm bảo cho máy luôn hoạt động được mức cường độ cao.
 
IV.Các nút bấm thường sử dụng trên bảng điều khiển máy chạy bộ
 
1.Nút khởi động
 
Nút khởi động (Start) trên bảng điều khiển, là nút cơ bản có chức năng là khởi động máy. Khi bạn nhấn vào nút này, một số loại máy sẽ đếm ngược rồi thảm chuyền mới từ từ chuyển động ở tốc độ mặc định.
 
2.Nút tắt máy
 
Nút tắt máy thường được ghi chữ “Stop”, chỉ cần nhấn nút là băng truyền sẽ giảm tốc độ về mức 0. Nếu bạn đang chạy ở tốc độ nhanh thì không nên đột ngột tắt máy. Việc này sẽ khiến bạn dễ mất đà dẫn đến té ngã. Cách tốt nhất đó chính là bạn nên giảm tốc độ một cách từ từ cho đến mức vận tốc còn 5km/h thì hãy tắt hẳn nhé!
 

3.Nút thay đổi tốc độ
 
Nút điều khiển tốc độ cho phép bạn tăng hoặc giảm tốc. Nút tăng tốc sẽ được ký hiệu dấu cộng hoặc mũi tên hướng lên trên bảng điều khiển. Và ngược lại, nút giảm tốc sẽ có dạng dấu trừ hoặc mũi tên hướng xuống. Phần nút này thường được trang bị ở tay nắm của máy chạy bộ để người dùng dễ dàng điều chỉnh.
 
4.Nút thay đổi độ dốc
 
Nút điều chỉnh tốc độ sẽ cho phép bạn tăng hoặc giảm độ dốc của thiết bị. Thông thường sẽ có 4 mức tăng cơ bản: 3%, 6%, 9% và 12% một số máy sẽ cho phép điều chỉnh lên đến 15%. Hạn chế chỉnh độ dốc quá cao vì điều này sẽ làm bạn té ngã nếu bạn là người mới tập luyện. Nút điều chỉnh độ dốc sẽ được đặt ở tay nắm bên trái của thiết bị.
 
5.Nút chọn chương trình,chức năng,enter
 
Sau khi bạn đã chọn được các bài tập thích hợp cho bản thân thì nút enter sẽ giúp bạn xác nhận và khởi động tập luyện ngay lập tức.
 
6.Các nút khác
 
Thông thường máy chạy bộ điện được tích hợp thêm jack MP3, cổng USB... để kết nối với thiết bị phát nhạc như tai nghe, điện thoại trong khi chạy bộ.

V.Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ

1.Trang bị thảm lót dưới máy chạy bộ

Việc trang bị thảm lót sẽ bảo vệ sàn nhà của bạn hạn chế được các tác động của máy trong quá trình sử dụng. Giúp bảo vệ sàn nhà không bị vỡ, trầy xước.

Tùy vào kích thước máy mà chọn những loại thảm phù hợp. Nếu máy tập nhỏ, bạn có thể chọn 1 tấm thảm nguyên khối. Nếu máy lớn, thì bạn nên sử dụng 4 thảm nhỏ để lót ở 4 góc máy.

 

 

2.Đi giày thể thao khi tập

Giày thể thao là một đồ vật không thể thiếu khi luyện tập với máy chạy bộ. Vì nếu chạy không giày thì dễ xảy ra tình trạng chấn thương hoặc trầy xước lòng bàn chân trong quá trình tập luyện.

3.Bảo trì máy chạy bộ thường xuyên

Bảo trì máy chạy bộ thường xuyên là một cách để giữ máy chạy bộ luôn mới, đảm bảo được tuổi thọ của máy kéo dài. Bạn nên dùng chai xịt silicon chuyên biệt, giúp thảm chạy của máy hoạt động trơn tru hơn, giảm thiểu trình trạng mòn thảm trong quá trình sử dụng.

Trên đây là bài chia sẻ của Shua Việt Nam về các thông số chi tiết của một chiếc máy chạy bộ.Hy vọng với những thông tin trên quý khách hàng cùng quý vị độc giả sẽ nắm rõ hơn về các thông số để sử dụng thiết bị hiệu quả nhất.Mọi thông tin chi tiết cũng như nhu cầu về thiết bị vui lòng gọi đến hotline 1900-0052 để được hỗ trợ.Shua Việt Nam,hân hạnh được phục vụ.

Facebook Instagram Tiktok Lazada Shopee Top
1900 0052