Giỏ hàng

Kinh doanh phòng gym,kinh nghiệm cho người mới mở phòng gym

Kinh doanh phòng gym đến hiện tại vẫn đang là xu thế hot.Thế nhưng để kinh doanh phòng gym thành công không phải điều ai cũng có thể làm được.Hãy cùng Shua Việt Nam điểm qua một số kinh nghiệm trong lĩnh vực gym,fitness dành cho người mới.
Kinh doanh phòng gym vẫn đang là lĩnh vực được nhiều chủ đầu đặc biệt quan tâm bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người dân càng ngày càng tăng.Thế nhưng không phải ai cũng có những kinh nghiệm hay hiểu biết ở lĩnh vực này.Trong bài viết dưới đây,Shua Việt Nam sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kinh doanh phòng gym.Đặc biệt dành cho những người mới hoặc chuẩn bị có dự định mở phòng gym.Hy vọng với những chia sẻ từ chúng tôi,bạn sẽ có thể tự tin hơn với những quyết định trong việc đầu tư của mình.
 

I.Có nên kinh doanh phòng gym hay không?

Nhắc đến đầu tư, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn ngoài đầu tư phòng tập gym, như là: đầu tư nhà đất, đầu tư homestay, đầu tư khách sạn, đầu tư phòng trọ, đầu tư quán cafe, đầu tư bể bơi, đầu tư quán ăn,… Mỗi loại hình đầu tư đều có những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là những ưu – nhược điểm của đầu tư phòng gym để bạn một lần nữa cân nhắc có nên đầu tư phòng gym không hay chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác.

1.Ưu điểm


Vốn ít: So với các loại hình đầu tư nói trên thì đầu tư phòng gym có ưu điểm là chi phí thấp. Chỉ cần có trong tay khoảng từ 300 triệu trở lên là bạn đã có thể đầu tư một phòng tập gym đơn giản, bình dân.
Lợi nhuận lớn: Vốn ban đầu bỏ ra ít, chỉ cần sắm sửa máy móc một lần, số lượng nhân viên không cần nhiều,… là những yếu tố giúp cho lợi nhuận thu về lớn. Ngoài doanh thu từ bán vé, bạn còn có thêm nguồn doanh thu từ các dịch vụ khác như nước uống, đồ ăn, dụng cụ, trang phục,…
Nhu cầu cao: Cuộc sống ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu cải thiện sức khỏe và sắc đẹp gia tăng nhanh chóng. Không chỉ ở thành phố mà ở nông thôn tại các khu vực phát triển thì nhu cầu này cũng ngày một phổ biến.
Dễ nhượng quyền: Nhượng quyền phòng tập gym khá đơn giản bởi vì yếu tố cần quan tâm chỉ là thiết bị máy móc, tình trạng và nguồn nhân lực. Ngoài ra, đây là một ngành kinh doanh “hot hit” nên chỉ cần phòng tập của bạn kinh doanh tốt thì rất dễ để nhượng quyền.

 


2.Nhược điểm


Cạnh tranh gay gắt: Là ngành “hot” nên chắc chắn không chỉ bạn mà còn có rất nhiều người đã, đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, nếu bạn không biết cách vận hành và quản lý thì bạn khó mà cạnh tranh để tồn tại và phát triển được.
Khó quản lý, vận hành: Không chỉ đầu tư phòng gym mà hầu hết các lĩnh vực đều khó quản lý, vận hành. Bởi vì nó không chỉ đòi hỏi nguồn vốn ổn định mà còn phụ thuộc nhiều vào quá trình quản lý (nhân viên, máy móc), vận hành (marketing, chăm sóc khách hàng) phòng tập như thế nào.
Thu hồi vốn chậm: Theo chia sẻ của những người đi trước thì đầu tư phòng gym phải mất ít nhất 1 năm mới có thể thu hồi vốn, 1 năm sau đó mới có lợi nhuận. Vì vậy ngoài vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, bạn còn phải có một số vốn nhất định để trang trải trong 1 năm (tiền mặt bằng, tiền lương nhân viên, tiền điện nước,…).

II.Kinh doanh phòng gym có lời không?

Kinh doanh phòng gym vẫn đang được xem là xu thế của tương lai với quy mô thị trường vô cùng lớn.Khi bạn quyết định mở phòng gym,chắc chắn bạn đã biết được việc mình sẽ tận dụng được rất nhiều khoản doanh thu khác nhau từ mô hình của mình.
 
Ngoài khoản doanh thu chính đến từ việc bán vé phòng tập.Khi bạn kinh doanh phòng gym,bạn sẽ có cơ hội tạo ra thêm các nguồn thu nhập khác như việc thu phí huấn luyện,bán các phụ kiện phòng gym và đồ ăn,uống cho khách hàng đến tập.
 
Thường các mô hình phòng gym sẽ có thể hoàn vốn trong vòng một năm nếu làm tốt.Và nếu bạn đang hỏi rằng việc kinh doanh phòng gym có lời hay không.Thì bạn hãy nhìn vào sự tăng trưởng của các phòng tập vẫn đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ,dù cạnh tranh khắc nghiệt không kém.Đó sẽ là câu trả lời.
 
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công với mô hình của mình,đó cũng chính là lý do bạn nên đọc ngay bài viết của Shua Việt Nam trước khi bắt đầu dự án của mình.
 

III.Kinh nghiệm kinh doanh phòng gym cho người mới

1.Đăng ký thủ tục pháp lý
 

Để kinh doanh phòng gym trước hết bạn phải được pháp luật cho phép. Để pháp luật cho phép thì bạn cần thực hiện tất cả các thủ tục sau đây:

- Có bằng Huấn luyện viên: Bạn cần đi học một khóa học để có được Chứng chỉ Huấn luyện viên thể hình do Liên đoàn thể dục thể hình hoặc Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao & - Du lịch cấp. Hoặc nếu không, bạn cần nhờ một người có bằng cấp nói trên đứng ra để giúp bạn đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký kinh doanh: Sau khi đã có Chứng chỉ Huấn luyện viên, bạn tiến hành đăng ký kinh doanh theo diện hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Nếu mục đích của bạn là mở phòng tập gym dạng bình dân, phổ thông thì nên đăng ký dạng hộ cá thể (đăng ký tại UBND quận/huyện). Còn nếu bạn đầu tư cho phòng tập quy mô lớn và rất lớn (dạng cao cấp) thì nên đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp (sẽ đăng ký tại Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh/thành phố).

 

 

- Chứng chỉ PCCC (phòng cháy chữa cháy): Bạn cần trang bị bộ tiêu lệnh PCCC cùng vài bình cứu hỏa đặt sẵn tại phòng tập của mình để được công an quận/huyện cấp chứng chỉ an toàn về PCCC.
- Nội quy phòng tập: Đây là yêu cầu bắt buộc phải có tại các phòng tập gym. Nội quy giúp khách hàng tuân thủ tốt quy định và giúp bạn dễ dàng quản lý phòng tập hơn. Nội quy nên rõ ràng, đầy đủ nhưng hãy trình bày ngắn gọn, súc tích.
- Phác đồ hướng dẫn các bài tập đơn giản: Để người tập không bị chấn thương, bạn cần có phác đồ hướng dẫn luyện tập được dán trên tường hoặc ở các vị trí dễ nhìn thấy.
- Trang bị hộp cứu thương: Khi luyện tập, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Do vây, phòng tập cần có tủ thuốc chứa các loại dụng cụ sơ cứu cơ bản, phải đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ. Đây không chỉ là yếu tố để đảm bảo an toàn cho người tập mà đây còn là cách để phòng tập của bạn ghi điểm với khách hàng thông qua những điều nhỏ nhặt nhất.

 

2.Chuẩn bị tài chính

Bạn cần phải biết vốn đầu tư mình có là bao nhiêu để có thể xác định được: loại phòng tập hướng đến, vị trí mặt bằng, sắm sửa thiết bị,… Số vốn phải được tính ra bằng con số cụ thể để lên kế hoạch chi tiêu cho hợp lý.

- Các khoản chi phí bạn cần chi trả khi mở phòng gym đó là:

- Chi phí thuê/mua mặt bằng;
- Chi phí mua dụng cụ tập luyện;
- Chi phí cho nhân viên;
- Chi phí khác: gương, thảm, marketing, phần mềm quản lý, thiết kế website, chi phí điện, nước, internet,…
- Theo khảo sát, để đầu tư phòng tập gym thì bạn cần phải có chi phí ban đầu như sau:

- Đối với phòng tập bình dân: chi phí từ 300 – 500 triệu;
- Đối với phòng tập trung cấp: chi phí từ 500 – 1 tỷ đồng;
- Đối với phòng tập cao cấp: từ 1,5 tỷ đồng trở lên.

 

 

3.Tìm kiếm,xây dựng mặt bằng

Vị trí của mặt bằng phụ thuộc vào đối tượng và loại hình phòng tập mà bạn hướng đến.

- Đối với phòng tập bình dân: vị trí mặt bằng nên ở khu vực đông dân cư, gần nơi sinh sống của khách hàng mục tiêu (ví dụ học sinh, sinh viên, công nhân,…). Đối với phòng tập bình dân thì vị trí ở trong ngõ hay ngoài mặt tiền lớn không quan trọng lắm.
- Đối với phòng tập cao cấp: không chỉ được đặt ở nơi đông đúc mà còn phải tọa lạc ở các nơi sang trọng để thể hiện đẳng cấp, ví dụ như trung tâm thương lại, mặt tiền khu phố lớn,…

Quy mô của mặt bằng:

- Quy mô của mặt bằng cũng phụ thuộc vào loại hình phòng tập mà bạn hướng đến.

- Đối với phòng tập bình dân: phải đạt từ 70m2 trở lên;
- Đối với phòng tập cao cấp: phải đạt từ 100m2 trở lên.
- Dĩ nhiên, dù là phòng tập bình dân hay cao cấp thì quy mô càng lớn càng được đánh giá cao hơn. Nói chung, đối với mặt bằng thì bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:

Rộng rãi, sạch sẽ;


- Có điều hòa và hệ thống thông khí tốt;
- Khoảng cách giữa các máy tập luyện phải an toàn;
- Nên có thêm phòng tắm và phòng thay đồ;
- Cần bố trí chỗ để xe rộng rãi, an toàn, thoáng mát.

 

 

4.Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Một phòng tập gym chuẩn sẽ cần có các nhân sự sau đây:

- Huấn luyện viên: là người hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng trong quá trình tập luyện. Yêu cầu phải giỏi, có khả năng tạo ra phác đồ tập luyện cho từng người một cách khoa học.
- Lễ tân: là người khách hàng sẽ gặp đầu tiên khi bước vào phòng tập, làm nhiệm vụ đăng ký tập luyện và chào đón khách. Yêu cầu phải nhiệt tình, vui vẻ.
- Quản lý: là người tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời cũng là người quản lý các nhân sự còn lại. Đối với phòng tập nhỏ thì quản lý chính là chủ đầu tư phòng tập, còn đối với các phòng tập cao cấp thì quản lý thường là một bộ phận được tuyển chọn, đào tạo. Yêu cầu của quản lý phải khéo léo, chu đào và thông minh.
- Tạp vụ: người làm vệ sinh để phòng tập luôn sạch sẽ, gọn gàng. Yêu cầu phải chăm chỉ, cần mẫn.

 

 

Các nhân sự này không hoạt động riêng lẻ mà phải là các mắt xích kết hợp ăn ý với nhau để tạo ra một chuỗi hoạt động ổn định và hiệu quả. Đối với kinh doanh phòng gym hay kinh doanh dịch vụ nói chung thì nhân sự đóng vai trò then chốt quyết định phần lớn đến thành – bại của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ngoài tuyển chọn và đào tạo nhân sự tốt, bạn còn phải biết cách “lấy lòng” và giữ chân được nhân sự.

Như vậy, có được 4 yếu tố dưới đây là bạn đã có thể bắt tay vào việc kinh doanh phòng gym. Tuy nhiên đó chỉ là “điều kiện cần” để bạn bắt đầu quá trình kinh doanh. Còn “điều kiện đủ” để kinh doanh hiệu quả là cách bạn quản lý và vận hành kinh doanh như thế nào. Dưới đây là các kinh nghiệm đầu tư phòng gym mà những người đi trước truyền lại, bạn hãy tham khảo để tìm ra bí quyết cho chính mình.

5.Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường để biết được:

Mô hình phòng tập gym: Bình dân, cao cấp, hướng đến đối tượng nữ hay phòng tập gym kết hợp Aerobic & Yoga?
Đối thủ cạnh tranh: tìm hiểu tình hình kinh doanh của các phòng gym lân cận, tìm hiểu quy cách vận hành của họ, nhìn thấy lợi thế cạnh tranh và những thiếu sót của đối thủ,… để từ đó tham khảo, học hỏi hoặc rút kinh nghiệm cho mình.
Thiết bị trong ngành gym: phù hợp với chi phí của mình, chọn loại sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu được yêu thích, màu sắc và mẫu mã phù hợp,…
Quy trình hoạt động của phòng gym: để biết được cách quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh một cách trơn tru, hiệu quả.
Chọn đơn vị setup: nếu bạn không có kinh nghiệm chọn mô hình, trang trí phòng gym theo phong cách riêng,… tốt hơn hết bạn nên thuê đơn vị setup có kinh nghiệm để tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả.

6.Thiết kế không gian phòng,lắp đặt thiết bị

Đối với thiết kế phòng tập:

Một phòng tập đẹp không chỉ làm tăng giá trị của phòng gym mà còn là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Thiết kế cần bắt mắt và mang phong cách riêng. Thiết kế là vấn đề của thẩm mỹ vì mỗi người có một quan niệm khác nhau về cái đẹp. Tuy nhiên khi thiết kế phòng tập gym bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Nên thiết kế phòng tập có nhiều cửa sổ. Cửa sổ nên đặt ở những nơi có khung cảnh đẹp để khách hàng thư giãn.
- Nên thiết kế nhiều cửa kính để tạo ra sự rộng rãi, thoáng đãng và hiện đại.
- Lễ tân là khu vực cần được chú ý trong thiết kế vì đây là nơi đầu tiên khách hàng sẽ nhìn thấy. - -- Hãy thiết kế khu vực lễ tân thật chuyên nghiệp và bắt mắt, đồng thời tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng.
- Tạo điểm nhấn cho phòng tập bằng cách: phối màu, sử dụng vật dụng trang trí, cây xanh hoặc tranh vẽ,…
- Gương là vật dụng không thể thiếu trong phòng tập gym. Gương có vai trò: tạo động lực cho người tập luyện; phản ánh ánh sáng giúp không gian luyện tập thêm bừng sáng; là cách để nới rộng không gian tuyệt vời nếu như diện tích phòng tập nhỏ.

 

 

Ngoài ra, sắp xếp phòng tập cần lưu ý:

- Bố trí khu tập thể dục theo nhóm hoặc các lớp ở phía trước, gần cửa phòng tập, nơi nhiều người nhìn thấy để kích thích nhu cầu và tăng lượng khách hàng;
- Chú ý đến lối đi trong phòng tập để phân ra từng khu vực tập. Lối đi cần dẫn được đến phòng tập dễ dàng nhưng đồng thời cũng tạo ra các lối đi trong trường hợp khẩn cấp;
- Biển bảng, hướng dẫn, banner,… cần được bố trí ở những nơi hợp lý, dễ nhìn, không gây vướng mắt, che tầm nhìn.

7.Đa dạng hóa các loại dịch vụ

Thay vì doanh thu phụ thuộc hoàn toàn vào số vé bán ra thì bạn có thể tăng doanh thu cho phòng tập bằng cách đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp. Đây không chỉ là cách tăng doanh thu đáng kể, đây còn là cách để giữ chân khách hàng tuyệt vời vì bên cạnh việc tập luyện khách hàng hiện nay có rất nhiều các nhu cầu khác nhau.

Một số dịch vụ bạn có thể áp dụng cho phòng tập của mình đó là:

- Dịch vụ Group X và Yoga
- Dịch vụ huấn luyện viên dành cho cá nhân
- Dịch vụ khăn, tắm hơi, spa, massage
- Dịch vụ nước uống, trái cây và thức ăn nhẹ
- Dịch vụ vui chơi cho trẻ em (hướng đến đối tượng gia đình có trẻ nhỏ)
- Dịch vụ bán phụ kiện, thời trang phòng tập

 

 

8.Quản lý và vận hành

Đây là vấn đề khó nhất trong tất cả các lĩnh vực đầu tư liên quan đến khách hàng và nhân sự. Đây cũng là điều cốt lõi quyết định đến thành – bại của nhà đầu tư trong kinh doanh. Quản lý và vận hành bao gồm các công việc: định hướng quy mô, đào tạo nhân sự, công tác quản lý, xây dựng quy trình làm việc, giám sát hoạt động phòng tập,…

Dưới đây là những lời khuyên để bạn – những người mới bước chân vào nghề kinh doanh phòng gym biết cách quản lý và vận hành phòng gym một cách hiệu quả:

- Xây dựng các quy trình vận hành chuẩn, bao gồm: Quy trình đăng ký tham gia các gói tập, quy trình tư vấn giới thiệu dịch vụ, quy trình hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ, cách xử lý các sự cố, khiếu nại của khách hàng. Quy trình này sẽ giúp bạn quản lý nhân viên tốt, đồng thời giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ được tốt hơn.
- Chú trọng đào tạo nhân viên chuyên nghiệp: Nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy cần được đào tạo để ứng xử và phục vụ chuyên nghiệp.
- Loại bỏ các chi phí không cần thiết: Bạn cần thống kê đầy đủ, chi tiết bản danh sách chi phí hàng tháng, sau đó nhìn lại và loại bỏ các chi phí không cần thiết, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tương đối lớn.
- Tạo mối quan hệ với khách hàng: Nếu phòng tập của bạn quy mô lớn thì bạn cần có phòng chăm sóc khách hàng riêng, phòng quan hệ công chứng để duy trì hình ảnh thương hiệu. Nhưng nếu phòng tập của bạn quy mô nhỏ hoặc vừa thì chỉ cần quan tâm, hỏi han, giao tiếp và chăm sóc khách hàng thường xuyên là được. Thông qua giao tiếp, bạn cần phải giải đáp các bức xúc hay vướng mắc của khách hàng, đồng thời tiếp thu và điều chỉnh phù hợp.
- Quản lý máy móc, trang thiết bị: Để nâng cao “sức khỏe” cho máy tập, bạn cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy móc định kỳ. Để không bị lúng túng, bạn nên có sẵn một quỹ riêng gọi là quỹ dùng để bảo trì, nâng cấp máy móc. Hãy đảm bảo máy móc luôn vận hành tốt, sạch sẽ và trông mới theo thời gian, đó là những điểm cộng khiến khách hàng hài lòng và gắn bó.
- Sử dụng camera giám sát: Đây là cách để bạn theo dõi mọi hoạt động đang diễn ra tại phòng tập, nhìn thấy được những vấn đề mà đôi khi nhìn trực tiếp không thể thấu đáo được. Ngoài ra, camera còn là “nhân chứng” để bạn dễ dàng giải quyết mọi rắc rối nếu có, ví dụ như trộm cắp, hư hỏng thiết bị, thái độ phục vụ của nhân viên,…
- Sử dụng phần mềm quản lý và áp dụng công nghệ hiện đại: Việc ứng dụng phần mềm quản lý thông minh và công nghệ hiện đại sẽ giúp cho bạn dễ dàng quản lý, quản trị, mọi công việc được xử lý khoa học, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng là yếu tố làm nên sự chuyên nghiệp của phòng tập trong mắt khách hàng.

9.Chăm sóc khách hàng

Khách hàng là nhân tố quyết định đến doanh thu của bạn, vậy tại sao bạn lại không dành thời gian, sức lực và cả tiền bạc để chăm sóc họ chứ? Giống như cây xanh, chúng ta phải chăm sóc thì cây mới xanh tốt quanh năm. Hay cụ thể hơn là máy móc phòng tập, nếu không chăm sóc hàng tháng thì liệu nó có còn tốt và đẹp? Thì khách hàng cũng vậy, nếu không được chăm sóc thì chúng ta rất dễ mất đi họ.

 

 

Nhiều người sẽ cho rằng không có khách này thì chúng ta sẽ có những vị khách mới khác, tuy nhiên họ không biết được rằng khách cũ rất quan trọng. Họ sẽ là khách hàng trung thành đồng hành cùng sự phát triển của bạn. Họ cũng là người giúp thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn. Họ còn có thể giới thiệu người khác đến tập giúp bạn có thêm khách hàng mới. Vì những lợi ích như trên, tại sao bạn lại từ chối việc chăm sóc họ chứ.

Nhưng chăm sóc như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý về bí quyết chăm sóc khách hàng ghi điểm tuyệt đối mà bạn có thể áp dụng cho phòng tập gym của mình:

- Cung cấp dịch vụ vượt qua cả kỳ vọng của khách hàng;
- Luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh nhất và nhiệt tình;
- Thái độ quyết định tất cả, hãy truyền cho nhân viên các năng lượng tích cực để nhân viên của bạn có thái độ cởi mở, thân thiện, nhiệt tình với khách;
- Ghi nhớ tên của khách hàng, chủ động chào hoặc gọi tên của khách mỗi khi họ bước vào;
- Khuyến khích khách hàng đóng góp ý kiến, phản hồi lại những điều hài lòng và không hài lòng, từ đó cải thiện, thay đổi phù hợp (bằng cách: đặt hòm thư góp ý tại phòng tập, khảo sát trực tuyến trên fanpage, trò chuyện trực tiếp,…);
- Nhớ ngày sinh nhật của khách hàng và quà tặng cho những dịp đặc biệt, thể hiện điều đó bằng một chiếc bánh cupcake, một tấm thiệp hoặc một bông hoa cũng sẽ khiến khách cảm thấy bất ngờ và vui vẻ;
- Nhìn thấy những sai lầm của mình thì đừng ngại xin lỗi và lập tức khắc phục nhanh để tạo lòng tin với khách hàng.

10.Truyền thông và Marketing

Bên cạnh việc chăm sóc khách hàng cũ thì bạn cần tìm kiếm thêm các khách hàng mới, bằng cách thực hiện quảng cáo và truyền thông. Không chỉ kinh doanh phòng gym mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, dù mặt bằng có hoành tráng đến đâu nhưng truyền thông không tốt thì không ai biết bạn tốt như thế nào cả.

Đặc biệt là đối với những phòng tập mới mở thì quảng cáo, truyền thông là việc làm quan trọng để khách hàng biết: Bạn là ai? Bạn ở đâu? Bạn có gì? Tại sao họ nên chọn bạn?

 

 

Để quảng cáo hiệu quả, bạn cần tiến hành thực hiện trên cả kênh online và offline.

Đối với online, đây là một số kênh quảng cáo mà bạn không thể bỏ lỡ:

- Facebook
- Zalo
- Instagram
- Google (bạn cần có website)
- Báo chí

- Đối với offline, đây là một số hình thức quảng cáo bạn có thể áp dụng:

- Phát tờ rơi
- Brochures
- Khuyến mãi
- Băng rôn
- Biển bảng

Dưới đây là một số gợi ý về cách marketing cho phòng tập gym:

- Tặng buổi tập thể dục miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định;
- Cung cấp thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý;
- Đưa ra lời thách thức giảm cân để thu hút khách hàng tiềm năng (nhớ phải chuẩn bị quà tặng hấp dẫn);
- Tài trợ cho các vận động viên để quảng bá hình ảnh của phòng tập gym;
- Tạo ra các vật dụng có gắn logo thương hiệu để phủ sóng và định vị thương hiệu;
- Tạo video về các lớp học đặc biệt hoặc một số buổi luyện tập cá nhân để tạo động lực tập luyện và khuyến khích mọi người đến phòng tập của mình;
- Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các đối tượng như: khách hàng mới, khách hàng thân thiết, người muốn giảm cân,…;
-Tăng cường cập nhật các hình ảnh và nội dung hấp dẫn trên fanpage và website để truyền động lực luyện tập cho mọi người (câu chuyện lột xác nhờ gym, những cô nàng/anh chàng nóng bỏng nhờ tập gym,…).

IV.Kết luận

Không có bất kỳ lĩnh vực đầu tư nào là dễ dàng kể cả ở phòng gym.Thị trường luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ.Tuy nhiên,không phải như thế là bạn sẽ không có cơ hội,điều cốt lõi của thành công luôn nằm ở chính bạn với những hiểu biết cũng như sự nhạy bén trong quá trình kinh doanh.

Hy vọng với bài viết này của Shua Việt Nam sẽ phần nào đó gửi gắm tới bạn những kinh nghiệm tâm đắc của một đơn vị lâu năm trong lĩnh vực sẽ giúp bạn vững vàng hơn với dự định của bản thân.Chúc thành công!

Facebook Instagram Tiktok Lazada Shopee Top
1900 0052