Giỏ hàng

Tìm hiểu về tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ

Tính năng đo nhịp tim là một trong những tính năng thông minh được tích hợp vào các mẫu máy chạy bộ hiện đại.Tính năng này giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi cũng như đo lường kết quả tập luyện của mình.
Có lẽ tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ là tính năng mà ai cũng biết đến,thế nhưng tất tần tật về công dụng của tính năng đo nhịp tim gồm những gì.Hãy theo chân Shua Việt Nam trong bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng thể hơn về tính năng này trên máy chạy bộ nhé.

1.Lý do phải đo nhịp tim khi chạy bộ trên máy

Bên cạnh việc quan tâm đến tần suất và cường độ hoạt động thì nhịp tim và nhịp thở cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chạy bộ. Chức năng của tim là bơm máu và đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể, giúp cho các bộ phận này có thể hoạt động bình thường và ổn định.

Để theo dõi tình trạng sức khỏe thì việc đo nhịp tim là rất cần thiết. Việc đo nhịp tim giúp cho người tập vừa kiểm soát thể trạng lại vừa điều chỉnh được tốc độ chạy phù hợp với khả năng của cơ thể.

2.Tìm hiểu về nhịp tim chuẩn trước khi sử dụng tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ

Nhịp tim chuẩn của người trưởng thành rơi vào khoảng 66 đến 100 nhịp/phút. Vậy nên, cần phải hiểu về nhịp tim để nhận biết được sức khỏe của cơ thể.
 
Nhịp tim tối đa (Max heart rate)

Nhịp tim tối đa là nhịp tim cao nhất mà một người có thể chịu đựng được. Biết được nhịp tim tối đa sẽ giúp người tập điều chỉnh được tốc độ cũng như phương pháp tập phù hợp. Nếu một người có nhịp tim vượt ngưỡng tối đa thì có thể sẽ gặp những nguy hiểm liên quan đến tim mạch.

Nhịp tim tối đa có công thức tính như sau: Nhịp tim tối đa = 220 - số tuổi. Một ví dụ để hiểu hơn, đó là nếu một người ở độ tuổi 50 thì nhịp tim tối đa là 220 - 50 = 170 nhịp/phút.

 

Nhịp tim đích (Target heart rate)

Nhịp tim đích là nhịp tim mà con người cần hướng tới để đạt được hiệu quả an toàn và tốt nhất cho cơ thể. Cơ thể sẽ chuyển hoá phần mỡ dư thừa trong cơ thể thành năng lượng rất tốt cho sức khỏe.

Nhịp tim đích bằng 60 - 80% nhịp tim tối đa. Vậy nên, người tập cần duy trì trong buổi chạy với mức nhịp tim này từ 15 - 30 phút/lần tập với máy chạy bộ và 5 buổi/tuần.

Độ tuổiNhịp tim đíchNhịp tim tối đa
20 tuổi100 - 170 nhịp/phút (bpm)200 bpm
30 tuổi95 - 162 bpm190 bpm
35 tuổi93 - 157 bpm185 bpm
40 tuổi90 - 153 bpm180 bpm
45 tuổi88 - 149 bpm175 bpm
50 tuổi85 - 145 bpm170 bpm
55 tuổi83 - 140 bpm165 bpm
60 tuổi80 - 136 bpm160 bpm
65 tuổi78 - 132 bpm155 bpm
70 tuổi75 - 128 bpm150 bpm

3.Nhịp tim trung bình khi chạy trên máy chạy bộ

Nhịp tim trung bình khi chạy là khác nhau đối với mỗi người. Đó là vì bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

  • Tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì có mức nhịp tim tối đa khác nhau.
  • Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ và độ ẩm có thể làm nhịp tim tăng.
  • Trình độ luyện tập: Những vận động viên chạy bộ thường có nhịp tim nghỉ ngơi thấp hơn so với những người bình thường.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc đối kháng Beta có thể làm chậm nhịp tim của người chạy và thuốc tuyến giáp lại làm nhịp tim tăng cao.
  • Stress: Cảm xúc tiêu cực như stress có thể làm chậm hoặc tăng nhanh chóng nhịp tim của người chạy.
 

4.Cách sử dụng tính năng đo nhịp tim trên máy chạy bộ

Hầu hết các máy chạy bộ đều có tính năng đo nhịp tim. Để sử dụng tính năng này thì rất đơn giản.

Với thiết kế máy chạy có miếng kim loại cảm biến thì người dùng cần đặt hai tay lên bộ phận cảm biến. Tiếp đó, người tập cần chú ý vào màn hình điều khiển của máy. Người dùng có thể xem thông số dưới chữ “Pulse” để có thể điều chỉnh được mức độ luyện tập.

Ở một số máy chạy bộ hiện đại ngày nay có cả dạng đeo dây ở tay hoặc ở ngực để đo nhịp tim. Người tập được ghi nhận thông số liên tục và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình trong khi người tập có thể đánh tay một các bình thường.

Khi mới tập chọn bài đi bộ thì nên lựa chọn những bài nhẹ nhàng và đơn giản. Nhịp tim lúc này nên đạt khoảng 50 - 60% so với nhịp tim tối đa.

Sau 10 phút, người tập có thể tăng cường độ lên một chút vì lúc này cơ thể đã dần quen với bài tập. Lúc này, nhịp tim cần đạt 60 - 70% so với nhịp tim tối đa. Lúc này nhịp tim đang ở trạng thái nhịp tim đích nên người tập cần duy trì mức này từ 15 đến 30 phút.

Sau cùng, người tập cần giảm dần cường độ trong 10 phút cuối. Người tập cần nắm rõ nhịp tim để có thể lựa chọn bài tập phù hợp với cơ thể.

Hy vọng sau bài viết này quý khách hàng sẽ hiểu hơn về tính năng đo nhịp tim của máy chạy bộ để sử dụng tính năng này đúng cách và hiệu quả nhất.Mọi nhu cầu về các sản phẩm và thiết bị hỗ trợ tập luyện,quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số hotline 1900-0052 để được hỗ trợ tư vấn.Cảm ơn quý khách hàng cùng các bạn độc giả đã quan tâm và đón đọc,hẹn gặp lại ở các nội dung tiếp theo.

Facebook Instagram Tiktok Lazada Shopee Top
1900 0052